Hệ thống học thuật
IPA có nghĩa là gì?
Đánh giá hiệu suất tích hợp (IPA) vừa là một khuôn khổ thiết kế các bài học ngôn ngữ hiệu quả và hấp dẫn, vừa là một cách kiểm tra và phát triển khả năng sử dụng suất ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ hiểu, hỗ trợ các mục tiêu học tập. Bằng cách làm việc ngược lại từ kết quả mong muốn, các bài học dựa trên nhiệm vụ lấy người học làm trung tâm có thể được thiết kế để đạt được các mục tiêu này theo cách thúc đẩy việc tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên và ưu tiên phát triển kỹ năng.
Mỗi bài học được hình thành như thế nào?
Mỗi bài học đều dựa trên nội dung của tuần trước đó và tập trung vào việc phát triển các kỹ năng cụ thể.
Tuần 1 Tuần đầu vào
kỹ năng diễn giải (nghe và đọc)
Các câu hỏi dạng tìm hiểu được đưa ra sẽ có liên quan trực tiếp đến chủ đề chính của bài học. Ví dụ nếu chủ đề là 'công việc' thì câu hỏi có thể là 'Những loại nghề nghiệp nào có giá trị nhất?' Sau đó, người học được tìm hiểu thêm các văn bản đọc và nghe mang tính học thuật và xác thực, đồng thời được hỗ trợ thông qua nhiều hoạt động làm việc nhóm, giúp phát triển các kỹ năng và chiến lược học tập phù hợp với các tiêu chuẩn Cambridge. Từ những ý tưởng này, các kỹ năng tư duy được phát triển để kết nối với tuần học thứ hai.
Tuần 2 Tuần Tổng hợp và Cá nhân hóa
quan hệ giữa các cá nhân Tập trung vào các kỹ năng giao tiếp (thảo luận hai chiều)
Tuần này bao gồm các hoạt động thảo luận khi người học phải tự tìm hiểu và đưa ra quyết định sử dụng chiến lược như thế nào để phát triển năng lực giao tiếp. Các tình huống thực tế được tạo ra để việc giao tiếp thật chân thực và người học sẽ nhận được nhiều phản hồi để phát triển khả năng quản lý các thách thức, điều này không chỉ đơn thuần là sử dụng ngôn ngữ khiến người nghe hiểu được mình mà còn bao gồm cả việc phát triển khả năng quản lý những tình huống khó khăn phát sinh trong giao tiếp thực tế sau này. Kiến thức và ý tưởng từ tuần này sẽ là cầu nối đến tuần 3.
Tuần 3 Tuần đầu ra
Kỹ năng trình bày (Viết học thuật hoặc nói một chiều)
Đưa người học đến với một nhiệm vụ mới, thể hiện sự hiểu biết của mình cũng như phát triển các kỹ năng viết và trình bày học thuật. Để thực hiện nhiệm vụ này, người học sẽ được thảo luận nhiều nhằm hỗ trợ cho các giai đoạn của quá trình làm bài viết, điều này giúp cho người học viết bài tốt hơn. Sau đó, giảng viên sẽ có một cuộc đối thoại với học viên để phản hồi cho các em thông qua thang điểm Cambridge. Cuối cùng, người học sẽ có cơ hội để viết lại bản thảo cuối cùng, hi vọng lần này đã được cải thiện hơn nhiều.
Việc học được đánh giá như thế nào?
Sau mỗi hai bài học, học sinh sẽ làm bài thực hành đánh giá gồm ba phần, về những gì họ có thể làm với ngôn ngữ dựa hoàn toàn vào những gì họ đã thực hiện nhiều lần trên lớp. what they can do with the language based entirely on what they have been repeatedly doing in the classroom.
Phần 1 kỹ năng diễn giải Đánh giá diễn giải: (nghe và đọc)
Người học phải sử dụng các chiến lược học tập mà các em đã thực hành để làm rõ sự hiểu biết của mình về các văn bản. Bài thực hành này sẽ được chấm điểm dựa trên các tiêu chuẩn hiệu suất rõ ràng và sẽ được chia sẻ lại với các em ngay sau bài thực hành đánh giá. immediately after the assessment.
Phần 2 - quan hệ giữa các cá nhân Đánh giá thực hành giữa các cá nhân: (thảo luận hai chiều)
Bài thực hành đánh giá này đo lường khả năng của người học trong việc tham gia vào các cuộc trò chuyện và tương tác trực tiếp với người khác theo thời gian thực. Các em được kỳ vọng sẽ đặt và trả lời câu hỏi, trao đổi thông tin cũng như đàm phán hội ý trong suốt quá trình hội thoại. Bài thực hành đánh giá này nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp trực tiếp, trong đó người học phải sử dụng các chiến lược giao tiếp đã được học để trả lời một cách thích hợp các lời nhắc hoặc các câu hỏi.
Phần 3 – Kỹ năng trình bày Thực hành đánh giá trình bày
Người học được giao nhiệm vụ tạo ra một bài thuyết trình nói hoặc viết, có bố cục rõ ràng và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Các em sẽ được đánh giá dựa trên khả năng trình bày ý tưởng, thông tin và lập luận hiệu quả, thường thông qua các bài phát biểu, thuyết trình hoặc bài viết học thuật. Trọng tâm là quá trình suy nghĩ của các em và khả năng truyền đạt ý tưởng một cách mạch lạc và có cấu trúc.